Hội thảo Đánh giá hiệu quả hoạt động kết nối giữa các chuyên gia, đơn vị khởi nghiệp và các tổ chức cung cấo dịch vụ

Ngày 25 tháng 11, 2020

Hội thảo Đánh giá hiệu quả hoạt động kết nối giữa các chuyên gia, đơn vị khởi nghiệp và các tổ chức cung cấo dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Hà Nội ngày 24/11/2020

Nằm trong khuôn khổ triển khai các hoạt động thuộc Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) trong năm 2020, Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ tổ chức Hội thảo Đánh giá hiệu quả hoạt động kết nối giữa các chuyên gia, đơn vị khởi nghiệp và các tổ chức cung cấo dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào ngày 24/11/2020 tại khách sạn Hoà Bình, 27 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hội thảo do Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ (Trung tâm TSC) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (Trung tâm NSSC) tổ chức. Mở đầu chương trình, ông Lê Toàn Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm NSSC phát biểu khai mạc hội thảo và trình bày báo cáo hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và liên kết hợp tác hỗ trợ.

Ông Chu Văn Thắng - Cố vấn Đổi mới sáng tạo, Đại sứ quán Úc chia sẻ kiến thức nhằm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của cá nhân trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Ông Thắng cho rằng, cách mạng công nghiệp lần thứ tư là kỷ nguyên của cách mạng công nghệ cao, điện toán hóa sản xuất, không còn cần đến sự tham gia của con người. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. Để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của cá nhân đáp ứng yêu cầu phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ông Thắng đề xuất trong thời gian tới cơ quan nhà nước, các nhà hoạch định chính sách cần thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp sau đây: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia. Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ do Việt Nam tạo ra; khuyến khích thương mại hoá và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với các sáng chế tại Việt Nam trên cơ sở tuân thủ pháp luật trong nước và bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia. Thứ ba, phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ tư, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động.

Tiếp theo chương trình là phần trình bày của ông Chu Quang Thái - NSSC về Mô hình tổ chức ươm tạo và cung cấp dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo hiệu quả cao và bà Trương Thị Nam Thắng về đánh giá hiệu quả của khung chính sách đối với doanh nghiệp tạo tác động xã hội. Theo bà Thắng, làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ khác nhau và tác động ngày càng mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. rong những năm gần đây, hoạt động ươm tạo doanh nghiệp luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, xây dựng nhiều chính sách như: Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, Luật chuyển giao công nghệ…cùng hệ thống các văn bản (Nghị định, Thông tư…) hướng dẫn thi hành để hỗ trợ phát triển Vườn ươm doanh nghiệp trong các trường Đại học, Viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ cao hoặc các hiệp hội nghề. Nhà nước đã ban hành một loạt các chính sách hỗ trợ các vườn ươm bào gồm: Thứ nhất, chính sách liên quan đến cải cách hành chính . Thứ hai, chính sách liên quan đến tài chính. Thứ ba, chính sách liên kết tổ chức. xdTuy nhiên, bà Thắng khẳng định, bên cạnh những mặt tích cực, các chính sách về mặt tài chính vẫn còn nhiều mặt chưa thuận lợi cho hoạt động ươm tạo. Nhà nước cần có các quy định, chính sách để nâng cao nhận thức cho các đối tượng, tăng khả năng tri thức và nhận thức về các hoạt động ươm tạo từ các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, cũng như các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Sau đó, Đại diện Trung tâm khởi nghiệp sáng tại Quốc gia giởi thiệu về mô hình giải pháp tích hợp số đa dịch vụ cho hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia và Đại diện Viện nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ giới thiệu về Sáng chế và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Hội thảo đã diễn ra với nhiều hoạt động: thuyết trình, kết nối đầu tư, tìm kiếm cơ hội hợp tác, giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp. Sự kiện đã thu hút được hơn 70 đại biểu tham dự, gặp gỡ trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm giữa các đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tổ chức hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho KNST trong Chính sách, Sở hữu trí tuệ, Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng. Hội thảo đã mang lại nhiều thông tin bổ ích liên quan đến Chính sách, Sở hữu trí tuệ, Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng. Đồng thời, hội thảo cũng là cơ hội để các đơn vị cung cấp dịch vụ và tổ chức hỗ trợ gặp gỡ và hình thành mạng lưới. Kết thúc hội thảo có phần đánh giá của hội thảo với 70 phiếu đánh giá được phát ra và thu về 65 phiếu hợp lệ với đánh giá hội thảo đạt yêu cầu trên 80%.

Các tin cùng chuyên mục

Partners

Bản tin đa phương tiện

Chuyên Đề Truyền Thông Về Phát Triển Thị Trường KH&CN 2016